Thời tiết thay đổi đột ngột, thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh làm nhiều người bị nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, nhất là ở trẻ nhỏ. Bởi vì cơ thể của trẻ chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị tác động bởi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm..Vậy làm sao để phòng và điều trị dị ứng thời tiết cho bé đây ?

bé bị dị ứng thời tiết mẹ phải làm sao

Cách nhận biết dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết thường hay bị nhầm lẫn với các thể dị ứng khác như dị ứng hóa chất tẩy rửa, dị ứng thực phẩm, dị ứng hải sản, dị ứng thuốc…

Điển hình của dị ứng thời tiết đó là ngứa ngáy toàn thân, da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ.

Da của người bệnh thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh ở bất kỳ vùng da nào.

Khi bé bị dị ứng thời tiết, bé sẽ ngứa ngáy khó chịu, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc, quấy khóc. Trường hợp bị nặng, bé có thể bị sưng mặt, quanh mắt, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.

Do đó, sau khi biết rõ bé bị dị ứng thời tiết (đã loại bỏ các tác nhân gây dị ứng khác) mẹ cần cho bé đi khám ngay lập tức, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Việc thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh dễ khiến cơ thể bé không kịp thích nghi, vì vậy mẹ hãy luôn giữ ấm cho bé.

Vào mùa lạnh, tuy không nhất thiết phải tắm cho bé hàng ngày nhưng cũng không nên quá lâu mới tắm, sẽ khiến da của bé bí bách, lỗ chân lông bị bít kín cũng sẽ gây ngứa.

Bên cạnh đó việc dùng nước nóng khi tắm, bật máy sưởi, lò sưởi… để được ấm áp khiến da bé thêm khô và ngứa hơn.

Khi bị mắc bệnh dị ứng thời tiết do trời lạnh gây nên người bệnh cần giữ ấm đối với làn da, bằng quần áo, găng tay các loại đồ giữ ấm cho cơ thể. Không tiếp xúc với các loại nước lạnh kể cả đá lạnh. Tránh khiến bệnh bùng phát mạnh hơn.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em

Hiện nay chưa có một loại thuốc nào có thể trị tận gốc được bệnh dị ứng thời tiết vì nó thuộc về cơ địa của người bệnh. Tuy nhiên vẫn có thể khắc phục các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng, đồng thời phòng tránh hạn chế tình trạng dị ứng tái phát khi thời tiết thay đổi đột ngột thông qua các cách làm sau đây:

  • Khi bị dị ứng bé sẽ rất ngứa, mẹ hãy giúp bé xoa nhẹ nhàng để bé bớt ngứa và không được cho bé gãi mạnh, nhớ cắt móng tay cho bé, tránh gãi mạnh gây xước và viêm nhiễm.
  • Tắm rửa cho bé bằng nước ấm, không tắm nước quá nóng cũng như quá lạnh, không dùng xà bông, chỉ nên dùng sữa tắm dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh hoặc nước tắm thảo dược..

bé bị dị ứng thời tiết mẹ phải làm sao

  • Sau khi tắm xong nên dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng vùng da bé sau đó mặc đồ cho trẻ rồi bôi kem dưỡng ẩm cho da ngay lập tức.
  • Cho bé ăn đủ chất và bổ sung thêm nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng
  • Cho bé mặc quần áo mềm mại, thoáng khí, vừa đủ ấm.
  • Không cho bé tiếp xúc với chất tẩy rửa, các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, thức ăn gây dị ứng như hải sản..

Việc sử dụng thuốc tây để điều trị cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh bôi bừa bãi để lại những hậu quả đáng tiếc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *