Bệnh thủy đậu từ lâu đã không còn xa lạ với mọi người,tuy nhiên nếu phát hiện muộn và điều trị sai cách sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em vì trẻ là những cá thể non yếu, sức đề kháng kém. Vì vậy việc chẩn đoán sớm bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ là rất cần thiết.

Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus Varicella zoster virus một loại Herpes Virus gây ra . Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm mạc,bệnh thường gặp ở trẻ em, người lớn cũng bị nhưng ít hơn.

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây nhất.
Bệnh lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng.
Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.

Chẩn đoán bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào ?

Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự:
– Đậu mùa: Triệu chứng toàn thân nặng, các nốt mọc dày có mủ, cùng lứa tuổi.
– Chốc lở bọng nước: Thường xảy ra ở trẻ sau khi da bị trầy xước, tổn thương do ghẻ, chàm… rồi bị nhiễm trùng dẫn đến việc tạo ra bọng nước.
– Bọng nước do vi rút Herpes simplex: Thường gặp trên vùng da có sẵn bệnh như chàm, viêm da dị ứng.
– Bọng nước do Coxsackie nhóm A: Có thể gây bọng nước toàn thân nhưng chúng thường gây tổn thương da ở dạng phát ban hơn là bọng nước.

Chẩn đoán bệnh thủy đậu chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng

Diễn biến bệnh thủy đậu ở trẻ:

1.Giai đoạn ủ bệnh

Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bệnh nhân nhiễm virus sẽ ủ bệnh 10-20 ngày trước khi phát bệnh, Ở giai đoạn này không có dấu hiệu gì nên rất khó nhận biết.

2.Giai đoạn khởi phát

Triệu chứng ban đầu xuất hiện gồm: sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 – 48 giờ đầu. Một số trẻ còn có hạch sau tai, kèm viêm họng.

3.Giai đoạn toàn phát

– Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.
– Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu.
– Các nốt mụn này mọc kín trên người bệnh nhân. Có khi mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống.
– Một số trường hợp bị nhiễm trùng, bên trong mụn nước còn có lẫn mủ.

4.Giai đoạn hồi phục

Sau từ 7 – 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại.

Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, trị thâm. Bởi thủy đậu sẽ để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất.

Cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em :

– Nên tiêm chủng Vắc xin thủy đậu ở các độ tuổi sau:
+ Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml dưới da.
+ Trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.

Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ trong đó có Vắc xin ngừa thủy đậu

Lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu:

– Hạn chế cho trẻ chơi nơi đông người
– Không nên để trẻ tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu.
– Cách ly: Cách ly trẻ em mắc thủy đậu ở nhà trong 7 ngày.
– Mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
– Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
– Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng.

Nguyên tắc điều trị thủy đậu cho trẻ em
– Điều trị triệu chứng: Chống ngứa bằng thuốc chống ngứa tại chỗ hoặc toàn thân.
– Vệ sinh thân thể, thay quần áo thoáng mát hàng ngày. Bôi thuốc sát trùng, dùng kháng sinh nếu có dấu hiệu bội nhiễm.
– Dùng thuốc kháng vi rút: bôi thuốc kháng virut Mangoherpin, bôi thuốc màu, hồ nước, mỡ kháng sinh ( mỡ Bactroban,Fucidin), mỡ chống virus acyclovir..

-Trong các thể nặng tuyệt đối tránh sử dụng Corticoid, chú ý cân bằng nước, điện giải.

Để an toàn cho bé tốt nhất nên dùng thuốc được chiết xuất từ thảo dược, sẽ không để tác dụng phụ, thuốc Mangoherpin là một gợi ý cho mẹ.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ em :

– Bội nhiễm tụ cầu và liên cầu. Chốc, nhọt, viêm mô tế bào và hoại tử.

– Ở nguời lớn có thể thấy viêm phổi nặng do virus.

– Viêm thận cấp tính ( liên cầu khuẩn ), nhiễm khuẩn huyết ( liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn).

– Viêm não vius hãn hữu hiếm gặp vào cuối thời kì bệnh.

– Ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

– Bệnh thuỷ đậu thì rất nặng ở trẻ em đã điều trị bằng thuốc giảm miễn dịch hay bằng Corticoid.

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cho trẻ, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và chăm sóc kịp thời, đúng cách tránh các biến chứng không mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X