I.Viêm da là gì ?

Viêm da chính là một phản ứng của da trước các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, các sang chấn cơ học và hóa học trên da hoặc các loại kháng nguyên gây dị ứng cho da. Mặc dù các bệnh viêm da đều không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và không lây lan nhưng thường diễn biến rất dai dẳng và gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Da là một cơ quan đặc biệt, bao phủ hầu hết bề mặt của cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân kích thích từ bên ngoài.

II.Những loại viêm da thường gặp

1.Chàm da

bệnh chàm da

Là một trong những biểu hiện bệnh lý ở da thường gặp nhất. Đây là một nhóm gồm nhiều loại bệnh với các nguyên nhân khác nhau, đặc trưng bởi tình trạng viêm nông trên bề mặt của da, gây ra các biểu hiện ngứa, nề đỏ, nổi mụn nước, khi vỡ gây tiết dịch và đóng vảy, hay gặp nhất là viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da dầu, viêm da thần kinh, tổ đỉa và đỏ da toàn thân. Biến chứng thường gặp của tất cả các bệnh viêm da này là dày da do gãi nhiều và nhiễm trùng tại các vết trợt loét.

2.Viêm da tiếp xúc: 

bệnh viêm da tiếp xúc

Là dạng viêm da gây ra do sự tiếp xúc trực tiếp của da với một số kích thích từ môi trường như thuốc, hóa chất, sơn, cao su, các kim loại nặng hoặc ánh sáng. Hai cơ chế chủ yếu gây viêm da tiếp xúc là cơ chế dị ứng và cơ chế kích ứng. Trong cơ chế thứ nhất, phản ứng viêm da được khởi động do vai trò của phức hợp kháng nguyên – kháng thể, còn trong cơ chế thứ hai, phản ứng viêm da gây ra do độc tính trực tiếp trên da của một số hóa chất như kiềm, axit hoặc một số loại dung môi. Ban đỏ trong viêm da tiếp xúc thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh từ 4-24 giờ, rất ngứa, giới hạn ở vùng tiếp xúc và có ranh giới khá rõ. Vị trí tổn thương thường gợi ý rất nhiều cho việc xác định nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc. Xác định và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh là biện pháp quan trọng nhất trong điều trị và dự phòng viêm da tiếp xúc.

3.Viêm da cơ địa:

bệnh viêm da cơ đia

Là một trong những bệnh lý ở da hay gặp nhất, thường xuất hiện ở những người có cơ địa mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn… Hơn 90% các trường hợp bệnh khởi phát ở trẻ dưới 5 tuổi và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nguyên nhân gây bệnh chính xác không được biết nhưng một số yếu tố có thể làm cho bệnh nặng lên như sang chấn tâm lý, thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm trong không khí, nhiễm trùng da hoặc mặc quần áo gây kích ứng da. Ở trẻ em, ban đỏ và mụn nước thường xuất hiện ở mặt, da đầu, vùng quấn tã, bàn tay, bàn chân, cẳng tay, cẳng chân. Ở người lớn, ban đỏ thường chỉ tái diễn ở một vài vị trí, chủ yếu là ở cánh tay, bàn tay, khuỷu tay và khoeo chân.

4.Viêm da dầu

Là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng bong vảy ở mặt và da đầu. Viêm da dầu thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi hoặc ở người lớn trên 30 tuổi, bệnh thường gặp hơn ở nam giới, có tính gia đình và nặng lên vào mùa lạnh. Viêm da dầu thường xuất hiện từ từ, gây ra vảy gầu khô và dính ở da đầu, đôi khi gây ngứa và không làm rụng tóc.

bệnh viêm da dầu

5.Viêm da thần kinh

gây ra do tình trạng gãi hoặc chà xát kéo dài tại một vị trí. Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20-50. Nguyên nhân đầu tiên gây ngứa thường do viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng, nhưng sau khi nguyên nhân đã được giải quyết, người bệnh vẫn tiếp tục gãi ở vị trí cũ (có thể do yếu tố tâm lý).

 

Bản thân động tác gãi có thể làm ngứa tăng lên và càng thúc đẩy người bệnh gãi, hậu quả là làm cho vùng da tại chỗ trở nên dày và nâu sạm (liken hóa). Những đám da này có ranh giới tương đối rõ, thường nằm ở da đầu, cổ, cổ tay, vai, cánh tay và cổ chân. Việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Cắt ngắn móng tay, mang găng cao su và hạn chế tối đa động tác gãi là điều hết sức quan trọng. Các loại kem hoặc mỡ cortisteroid bôi tại chỗ có tác dụng tốt giúp làm mềm da. Sử dụng các thuốc an thần hoặc gây ngủ có thể giúp giảm động tác gãi khi ngủ.

6.Tổ đỉa

benh--to-dia-2

Là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng nổi mụn nước, ngứa ở gan bàn tay và mặt bên của các ngón chân, đôi khi ở gan bàn chân. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, một số yếu tố có thể làm bệnh nặng lên như căng thẳng về tâm lý, tiếp xúc với các kim loại như niken, crôm, coban.

Mụn nước của tổ đỉa thường có màu đỏ, rất ngứa, tiết nhiều dịch và có thể đóng vảy dày. Bệnh thường tiến triển từng đợt kéo dài 2-3 tuần. Điều trị bằng cách đắp gạc ướt tẩm kali permanganat hoặc nhôm acetat có thể giúp giảm triệu chứng. Các loại corticosteroid bôi tại chỗ tác dụng mạnh như viêm da bảo phương, fluocinolon, clobetason propionat có hiệu quả khá tốt trong đợt cấp của bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X