Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi con ốm thì tuyệt đối không được tắm sẽ làm con ốm thêm, điều này hoàn toàn sai lầm. Nếu không tắm cho bé sẽ khiến bệnh dai dẳng do vi khuẩn sống trên da không được khử sạch. Vì vậy, mẹ cần cho bé tắm đúng cách để giữ cơ thể bé được sạch sẽ, vệ sinh nhất có thể.

Khi thời tiết trở lạnh, mẹ cần giữ ấm đủ cho bé, cũng không nhất thiết phải quấn bé quá kỹ, mặc quá nhiều áo, làm cơ thể bé khó chịu, ra mồ hôi. Có nhiều trường hợp bé bị rôm sảy và viêm da ngay cả trong mùa đông chỉ vì ông bà bố mẹ ủ bé quá kỹ.

kiêng tắm cho bé khi ốm đúng hay sai

Chị Thục Nhâm (Hà Nội) là nhân viên kỳ cựu của dịch vụ tắm bé sơ sinh có tiếng tại Hà Nội, chị đã có 1 bé 3 tuổi và 1 bé 7 tháng tuổi. Chị có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé sơ sinh, vì thế trộm vía 2 đứa con của chị đứa nào cũng khỏe mạnh, da dẻ trắng trẻo hồng hào xinh xắn.

Chị Nhâm chia sẻ:

Trẻ sơ sinh vốn dĩ có làn da vô cùng non nớt, sức đề kháng cũng kém hơn người lớn nên rất dễ mắc các bệnh về da như rôm sảy, mụn nhọt, hăm và viêm nhiễm. Vì thế ba mẹ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho con ngay cả khi thời tiết lạnh và nhất là khi ốm. Nếu bé không được tắm rửa vệ sinh thường xuyên sẽ khiến cơ thể bí bách khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm bé mà mình đã trải qua xin được chia sẻ cùng các mẹ đang và sẽ nuôi con nhỏ

Thời gian tắm trong ngày

  • Thời điểm tốt nhất để tắm cho trẻ đó là khi có nhiệt độ ấm. Nếu tắm vào buổi sáng thì nên tắm trong khung giờ từ 10h-11 giờ, còn buổi chiều tắm khoảng lúc 15h-16h chiều
  • Mẹ không nên tắm cho bé vào sáng sớm và tối muộn.
  • Tắm muộn hơn bé rất dễ bị sổ mũi, cảm, ho.  Nếu bé đã đến tuổi đi mẫu giáo, thì  sau khi bé về nhà bé, bố mẹ nên gác lại việc nhà để tắm cho bé trước khi trời tối.
  • Thời gian tắm cho bé sơ sinh không nên kéo dài hơn 5 phút. Còn đối với bé lớn có thể tắm trong khoảng 10 phút, không quá lâu để tránh cảm lạnh.

Khi bé ốm có nên tắm hay không ?

  • Khi bé ốm, thường kèm theo sốt, cơ thể ra nhiều mồ hôi, nếu không được tắm rửa sạch sẽ sẽ khiến bé khóc chịu, bí bách và tăng sinh vi khuẩn không tốt cho bé.
  • Mẹ nên lau khô mồ hôi và đợi khi bé bớt sốt, sau đó lau người cho bé bằng nước ấm có pha vài giọt dầu tràm.
  • Nếu không muốn sử dụng sữa tắm dầu gội vì có chứa hóa chất thì mẹ nên sử dụng những loại tắm thảo dược uy tín để tắm gội cho bé.
  • Trên thị trường hiện nay có một số loại nước tắm khá tốt và an toàn cho bé như Gel tắm thảo dược Bagnokid. Mình sinh bé thứ 2 được tặng 1 hộp gel tắm này và dùng thấy rất thích, không mùi và rất dễ sử dụng, bé cũng khỏi hăm và không bị rôm sảy. Với gel tắm này thì mẹ chỉ cần pha mỗi gói vào khoảng 10 lít nước ấm là có thể dùng để vừa tắm vừa gội cho bé được rồi

Vào mùa đông, mẹ nên nấu nước để ngâm chân cho bé bằng một số loại lá có tính ấm như ngải cứu, tía tô, kinh giới, củ gừng, sả,…. Cách này rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh như ho, cảm cho bé.

Để tắm cho bé mẹ sử dụng nước lá tắm có chứa một số thảo dược như: sài đất, mướp đắng, dâu tằm… 

Nước tắm này sẽ giúp phòng ngừa và điều trị rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da ở bé.

Các loại thảo dược này đều có chứa chất kháng sinh, giúp trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Tuy nhiên, mẹ không nên tắm lá cho con khi da bé đang bị tổn thương như trầy xước, sưng tấy. Lúc này, da đã mất đi lớp màng bảo vệ, nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho con.

Mẹ cũng phải chắc chắn rằng những loại thảo dược để đun nước tắm cho bé phải an toàn tuyệt đối về nguồn gốc, không chứa thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật vì có thể gây kích ứng cho da bé.

Những ngày thời tiết chuyển mùa, mẹ Nhâm thường nấu một nồi nước tắm cho bé như sau:

Nguyên liệu: 3 lít nước, 50 g gừng, 100 g sả, 50 g ngải cứu, 50 g tía tô, 50 g kinh giới, một nhúm muối nhỏ

Cách nấu: Rửa sạch ngải cứu, tía tô, kinh giới, ngâm nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Gừng, sả rửa sạch, đập dập. Cho tất cả vào nồi cùng với 3 lít nước sạch.  Sau đó đun sôi rồi bỏ thêm một nhúm muối nhỏ, vặn nhỏ lửa, để sôi khoảng 10 phút.

kiêng tắm cho bé khi ốm đúng hay sai

Lấy nước nóng khoảng 50-60 độ vào chậu cho bé ngâm chân, massage lòng bàn chân và ấn vào huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân để phòng ngừa, trị các bệnh như viêm phế quản, ho, sổ mũi cho bé rất tốt.

Nhiệt độ nước tắm: Nhiệt độ nước thích hợp là từ 33-36 độ C. Dù trời lạnh mẹ cũng không nên pha nước tắm cho con quá nóng, sẽ có hại cho làn da mỏng manh của bé. Mẹ hãy dùng khuỷu tay của mình hoặc nhiệt kế đo nước để kiểm tra nhiệt độ có thích hợp hay không.

Khi tắm cho con, mẹ chú ý giữ ấm một số bộ phận quan trọng như ngực, lưng, bụng và gan bàn chân. Tắm xong mẹ nên lau khô chân và đi tất ngay cho bé.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp được các mẹ phần nào trong quá trình chăm sóc bé yêu. Nuôi con là một hành trình gian nan nhưng đáng tự hào phải không các mẹ. Chúc mẹ và bé luôn vui và mạnh khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *