Virus Herpes và tác hại của Virus HSV là gì ?

virus herpes

 

Virus Herpes simplex (HSV) có thể gây nên nhiễm khuẩn da cấp tính và biểu hiện mụn nước thành nhóm trên nền da đỏ.

Virus này ảnh hưởng không quá trầm trọng nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh tái phát và thường xuất hiện tại vị trí cũ hoặc gần đó.

Herpes có 2 dạng: HSV tuýp 1 HSV tuýp 2.

HSV tuýp 1 còn được gọi là mụn rộp miệng, có thể gây ra vết loét lạnh và mụn nước xung quanh miệng và trên mặt ngược lại.

HSV tuýp 2  bùng phát herpes ở cơ quan sinh dục.

Nguy cơ và biểu hiện bệnh Herpes

bệnh herpes

 Điều kiện thuận lợi để virut xâm nhập gây bệnh thường là: tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương…), chấn thương răng – miệng (nhổ, trám răng…), sốt, cảm cúm, các bệnh nhiễm trùng (như viêm đường hô hấp trên…), kinh nguyệt, có thai, suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần, chấn thương thể chất, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư…).

Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước, sau đó nổi mụn nước thành chùm trên nền da đỏ.

Vị trí thường gặp: quanh môi, vùng quy đầu, bao quy đầu, môi lớn, môi bé và vùng da xung quanh sinh dục. Chúng thường tiến triển thành mụn mủ hoặc loét và phủ vảy tiết lên trên. Bệnh nhiễm thứ phát thường xuất hiện lại tại vị trí cũ hoặc gần đó.

 Nhiễm Herpes ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS, đang dùng corticoid kéo dài…) mụn nước lớn hơn hoặc loét hoại tử, lan rộng và tổn thương có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể.

 Ðiều trị bệnh Herpes thế nào?

HSV là bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, nên dùng một đợt thuốc kháng virut để giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa lan tỏa và lây lan. Sử dụng tốt nhất vào thời điểm khởi phát. Hiện có các loại thuốc được chấp nhận dùng điều trị nhiễm Herpes là: aciclovir, valaciclovir và famciclovir và viêm da Bảo Phương.

Tùy giai đoạn bệnh mà liều lượng và số ngày dùng thuốc sẽ khác nhau. Ngoài ra, thuốc bôi acyclovir dạng ống 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người.

Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên. Không bôi thuốc vào niêm mạc mắt. Nếu có bội nhiễm (có sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng, nhuộm soi dịch tiết có vi khuẩn…) thì uống hoặc tiêm kháng sinh kết hợp với thuốc kháng virut. Nếu tổn thương đau nhiều thì nên kết hợp với thuốc giảm đau.

Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Herpes sơ phát cần được cho thuốc uống càng sớm càng tốt và tư vấn về nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát.

Mục đích của trị liệu thuốc chống virut để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng; đề phòng các di chứng và HSV tái hoạt tính.

Chú ý :

– Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục…

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”…

– Rửa tay sau khi thoa thuốc. Không sờ lên mắt.

– Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.

– Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang.

– Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

– Phụ nữ đang mang thai và bị nhiễm bệnh có thể phải dùng thuốc để ngăn chặn virus lây nhiễm cho thai nhi.

– Bệnh nhân nhiễm Herpes tuýp 2 nên tránh quan hệ tình dục trong một đợt bùng phát. Nếu một người không có triệu chứng nhưng trước đây đã được chẩn đoán dương tính với virus HSV, trong quá trình giao hợp nên sử dụng bao cao su.

– Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.

– Người bệnh phải có chế độ ăn uống khoẻ mạnh, tập luyện đều đặn và nghỉ ngơi đủ giúp giảm stress vì lo lắng, căng thẳng nhiều cũng có thể gây bệnh.

Dược Bảo Phương chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *